Phương pháp nghe thụ động (passive listening) là gì? Và áp dụng cho nhóm đối tượng nào?
Bài viết dưới đây giới thiệu về phương pháp nghe thụ động (Passive Listening), đặc biệt giải thích về những hạn chế của phương pháp này và gợi ý cách áp dụng thích hợp cho hai nhóm đối tượng chính: vỡ lòng và trung cấp trở lên.
I. Như thế nào là nghe thụ động (Passive Listening)?
Về cơ bản, nghe thụ động (passive listening) có nghĩa là nghe một cái gì đó mà không chú ý nhiều đến nó, không nhất thiết phản hồi lại những gì vừa nghe được.
Nghe thụ động (passive listening) đôi khi tâm trí có thể chuyển suy nghĩ sang các chủ đề khác. Mặc dù người học nghĩ rằng họ nghe thấy điều gì đó, nhưng bộ não của họ lại không lưu giữ được gì đã nghe.
Trong cuộc sống hàng ngày, nghe thụ động vẫn xảy ra khi vừa nghe podcast vừa làm việc, vừa nghe nhạc trong khi học. Trên thực tế, khi học ngoại ngữ, người học được khuyến khích nên nghe một cách thụ động mà không nhất thiết hiểu những gì đang nghe. Mục đích chính là giúp não làm quen với những âm thanh không quen thuộc của một ngôn ngữ mới.
II. Sự bất lợi của phương pháp nghe thụ động (passive listening) trong IELTS Listening
1. Không vận dụng trực tiếp vào thi thực chiến IELTS Listening
Khi các bạn dành quá nhiều thời gian để nghe một cách thụ động, đặc biệt là trong giai đoạn sau của quá trình luyện thi, các bạn có thể làm cho bộ não của mình quen việc để các ý trôi đi mà không đọng được gì. Kết quả là các bạn có thể cảm thấy bài nghe rất dễ hiểu, rất dễ nghe nhưng sau khi nghe xong lại không đưa ra được câu trả lời chính xác.
2. Não dễ mất tập trung khi làm nhiều việc cùng lúc
Bài thi IELTS Listening yêu cầu các bạn phải tập trung trong 30 phút để vừa nắm được nội dung, xử lý thông tin (vocab, grammar) vừa định hướng được thông tin trước khi nghe do các đáp án rất giống nhau.
Đôi khi chỉ một phút lơ là cũng có thể khiến các bạn mất điểm và ảnh hưởng không tốt đến tâm lý lúc thi. Vì vậy, hãy hạn chế làm nhiều việc cùng lúc để bộ não của bạn có thể tập trung tốt hơn.
III. Vai trò của chiến thuật nghe thụ động (passive listening) trong quá trình học ngoại ngữ
1. Đối với người học ở trình độ cơ bản
“Fear of the Unknown” – một loại sợ vô hình tồn tại trong tâm lý người học không biết hay biết rất ít về ngoại ngữ muốn học. Do vậy, nghe thụ động là phương pháp có phần hữu ích giúp cho não người học quen dần với âm thanh lạ.
Đến khi quen dần với âm thanh của ngôn ngữ mới, để nâng cao trình độ nghe hiểu, người học sẽ bắt đầu học một cách chủ động hơn và chịu nghe chú tâm hơn. Vì vậy, người học nên chọn những nguồn nghe bắt tai hơn vì tính gây nghiện của giai điệu để hình thành niềm yêu thích với ngôn ngữ.
2. Đối với người học từ trung cấp trở lên
Khi người học đến trình độ trung cấp, chỉ nên xem phương pháp nghe thụ động (passive listening) là một yếu tố nhỏ trong quá trình học. Là vì người học ở trình độ này đã quen với ngôn ngữ rồi, không cần mất thêm thời gian để làm quen nữa. Ở giai đoạn này, người học có thể kết hợp vừa nghe khi đang làm việc nhà, hay thư giãn để hạn chế sự nhàm chán của việc mở tập ra ôn lại.
Các bạn có thể tham khảo cách nghe thụ động (passive listening) dưới đây vào quá trình học ngôn ngữ:
Tra cứu toàn bộ bài nghe và hoàn thành bất kì đề IELTS Listening ⇒ Tập trung nghe đi nghe lại 1-2 lần/bài ⇒ Áp dụng phương pháp nghe thụ động (passive listening) khi thư giãn ⇒ Lặp lại phương pháp này với quãng ngắt thời gian.
Việc áp dụng phương pháp nghe thụ động (passive listening) có thể giúp người học bớt đi áp lực phần nào hơn là dành thời gian ôn từ vựng quá nhiều, nhất là quỹ thời gian không cho phép. Tuy đây không phải cách tối ưu nhất nhưng nó vẫn mang đến cho người học với cảm giác “được tắm ngôn ngữ” và củng cố lại kiến thức đã học.
IPPEdu đã giải thích những mặt hạn chế và vai trò của phương pháp nghe thụ động (passive listening) đối với 2 nhóm khách hàng khác nhau. IPPEdu mong rằng các bạn có thể vạch ra được mục tiêu của mình trước khi áp dụng bất kì phương pháp vào quá trình học.
Để biết được trình độ của mình đang ở level nào thì bạn có thể tham gia Test miễn phí tại IPPEdu nhé!
Theo dõi fanpage: IPP IELTS – A Holistic Approach to IELTS