IELTS Speaking Và 1 Số Thông Tin Cần Tìm Hiểu

Trong bài viết này, IPPEDU sẽ cung cấp thông tin về phần thi IELTS Speaking, về những nội dung câu hỏi trong phần thi, thời lượng trả lời cũng như những điều cần lưu ý để ghi điểm trong mắt giám khảo khi làm phần thi IELTS Speaking nhé!

IELTS Speaking Và 1 Số Thông Tin Cần Tìm Hiểu

TÌM HIỂU VỀ BÀI THI IELTS SPEAKING

Speaking Nội dung Thời lượng
Part 1 Introduction and Interview  4-5 phút
Part 2 Individual Long Turn 1-2 phút
Part 3 Two-way Discussion  4-5 phút

Bài thi IELTS Speaking dùng để đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh giao tiếp của thí sinh với hình thức thi đối thoại trực tiếp, một ban giám khảo và một thí sinh trong một lần thi. Thí sinh không được mang bất cứ đồ dùng cá nhân hay tài liệu gì vào phòng thi ngoại trừ Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu mà thí sinh đã dùng khi đăng ký thi. Bài thi của thí sinh sẽ được thu âm lại để chấm điểm sau đó.

Bài thi kéo dài từ 11-14 phút và gồm 3 phần. Mỗi phần sẽ có một hình thức kiểm tra khác nhau để thí sinh có cơ hội thể hiện năng lực ngoại ngữ của mình. 

Phần 1 (Part 1) kéo dài 4-5 phút. Ở phần này, giám khảo sẽ đặt câu hỏi về các chủ đề gần gũi với cuộc sống hay về sinh hoạt hằng ngày (daily life and other everyday topics).

Phần 2 (Part 2) kéo dài 1-2 phút. Ở phần này, thí sinh sẽ trình bày câu trả lời của mình dưới dạng một đoạn độc thoại trong vòng 1-2 phút theo yêu cầu đề bài. 

Phần 3 (Part 3) kéo dài 4-5 phút. Ở phần này, thí sinh sẽ cùng thảo luận sâu hơn với giám khảo về chủ đề có liên quan đến Phần 2 trước đó.

Part 1

Trước khi bài thi diễn ra, giám khảo sẽ xác minh lại họ tên thí sinh cũng như đối chiếu Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu để đảm bảo thông tin trùng khớp với người thực hiện đăng ký thi. Sau khi thủ tục này hoàn tất, Phần 1 sẽ bắt đầu. Thí sinh sẽ được hỏi một lượt các câu hỏi với đa dạng chủ đề liên quan đến đời sống hằng ngày như công việc, học tập, sở thích, thời tiết, v.v. Khi được hỏi, thí sinh cần đưa ra câu trả lời hoàn chỉnh, chẳng hạn như khi được hỏi về một điều bạn có thích hay không, câu trả lời của bạn không chỉ dừng lại ở việc trả lời có hoặc không mà cần phải đi kèm với giải thích vì sao. Khi bạn đã đưa ra câu trả lời hoàn thiện, rõ ràng về một chủ đề, giám khảo sẽ chuyển qua câu hỏi kế tiếp. Nếu không, họ sẽ yêu cầu thí sinh giải thích thêm về câu trả lời của mình, điển hình là bằng những câu hỏi Vì sao như vậy?, Bạn có thể giải thích thêm không? hay các câu hỏi mang tính gợi mở khác. 

Part 2

Ở Phần 2, giám khảo sẽ phát cho thí sinh một tờ giấy câu hỏi. Trên đó, có ghi câu hỏi mà thí sinh cần phải trình bày trong vòng 1-2 phút, trước khi vào trả lời thí sinh sẽ có 1 phút để chuẩn bị tại chỗ. Trên tờ giấu câu hỏi cũng có các mục gợi ý gạch đầu dòng để giúp thí sinh phát triển ý tưởng, tuy nhiên không bắt buộc thí sinh phải vận dụng hết các ý này vào bài nói. Bên cạnh đó, thí sinh cũng sẽ nhận được một cây bút chì và giấy trắng để ghi chú trong thời gian 1 phút chuẩn bị. 

Khác với Phần 1, ở Phần 2 thí sinh chỉ được hỏi về một chủ đề duy nhất và cũng gần gũi với đời sống. Cho nên bạn đừng quá lo lắng mình sẽ bị bí ý tưởng khi nói. Giám khảo có thể hỏi bạn miêu tả về Một món quà bạn ao ước được nhận trong ngày sinh nhật hay Một kỳ nghỉ bạn yêu thích. Đừng quên mình có tối đa 1 phút để chuẩn bị trước khi nói, bạn có thể bám vào các gợi ý gạch đầu dòng để phát triển ý cũng như bố trí cấu trúc bài nói cho phù hợp. Giám khảo sẽ nhắc bạn khi hết 1 phút chuẩn bị và sau đó bạn sẽ trình bày trong vòng 1-2 phút (giám khảo sẽ không ngắt lời bạn trong khoảng thời gian này trừ khi hết giờ). Sau đó, họ sẽ hỏi bạn thêm một câu hỏi nhỏ có liên quan đến phần trả lời của bạn vừa rồi để khép lại Phần 2, tờ giấy câu hỏi, giấy ghi chú và bút chì phát trước đó cũng sẽ được thu lại. 

Part 3

Thí sinh có thể hình dung Phần 3 như một cuộc thảo luận với giám khảo về những khía cạnh có liên quan đến chủ đề ở Phần 2. Các câu hỏi sẽ mang tính xã hội và có chiều sâu hơn so với Phần 1. Ở phần này, thí sinh cần:

  • Trình bày nguyên nhân, giải thích cho một hiện tượng, vấn đề cụ thể;
  • Dựa vào các kiến thức xã hội để trả lời chứ không chỉ đưa ra ví dụ từ cá nhân thí sinh;
  • So sánh;
  • Đưa ra quan điểm, đồng tình hay không đồng tình;
  • Đưa ra dự đoán về chiều hướng của một hiện tượng, vấn đề trong tương lai;
  • Trình bày lợi ích và tác hại của hiện tượng, vấn đề.

Phần 3 sẽ kéo dài từ 4-5 phút. Sau phần 3 thì bài thi IELTS Speaking cũng kết thúc. Giám khảo sẽ cho phép thí sinh rời phòng thi và ra về.

Các bạn lưu lại bài viết để tham khảo và học thật tốt IELTS Speaking nhé! 

Hãy ghé IPPEdu ngay để có cơ hội được học trực tiếp với các giáo viên IELTS 8.0+ giúp nâng cao kỹ năng speaking của mình nha! Để biết được trình độ của mình đang ở level nào thì bạn có thể tham gia Test miễn phí tại IPPEdu nhé!

Theo dõi ngay fanpage IPP IELTS – A Holistic Approach to IELTS để nhận được thêm những nội dung hấp dẫn bạn nhé!


Kiểm tra đầu vào
MIỄN PHÍ