IELTS Speaking FAQ – 1 Số Câu Hỏi Thường Gặp Trong IELTS Speaking

Trong bài viết này, IPPEDU sẽ hướng dẫn cho bạn những vấn đề cần lưu ý giúp bạn luyện tập Speaking ngay tại nhà, cũng như những tips giúp bạn có một phần thi IELTS Speaking hoàn chỉnh hơn nhé!

IELTS Speaking - Một Số Câu Hỏi Thường Gặp

Làm sao để tận dụng triệt để 1 phút chuẩn bị trong IELTS Speaking Part 2?

Có nhiều thí sinh gặp khó khăn trong việc duy trì phần trả lời của mình hay bị “bí” ý ở Part 2, nhất là càng về cuối thời gian cho phép. Vậy nên, bạn hãy luyện tập thói quen ghi chú hiệu quả để có thể tận dụng tối đa 1 phút chuẩn bị sau khi nhận được chủ đề. 

  1. Bạn có thể sử dụng tốc kí để tiết kiệm thời gian
  2. Chỉ nên viết keyword cho ý tưởng của mình thay vì viết cả câu hoàn chỉnh 
  3. Bạn không nhất thiết phải ghi xuống thông tin cho 2 gạch đầu dòng đầu tiên trong cue card vì hai gợi ý này thường liên quan đến các khía cạnh cơ bản đối với chủ đề
  4. Bạn hãy viết lại một vài từ vựng chính, sát với chủ đề cũng như các điểm ngữ pháp mà bạn muốn sử dụng trong bài nói
  5. Bạn không nên viết những thông tin dễ nhớ trong khi chuẩn bị mà nên tập trung ghi chú những thông tin bạn muốn bổ sung (nằm ngoài gợi ý trong cue card). Chẳng hạn như quan điểm cá nhân, các so sánh liên quan đến chủ đề, thông điệp, giải pháp, mong muốn trong tương lai về chủ đề ấy, v.v.
  6. Hãy dành một phần thời gian trong khâu chọn ý tưởng chủ đạo cho bài nói của mình. Bạn nên chọn để nói về những đối tượng mà mình hiểu rõ nhất, mình đã có cơ hội trải nghiệm hay một đối tượng mà bạn có kha khá từ vựng sẵn để miêu tả. Vì nếu chọn một ý tưởng mang tính thời sự mà bạn nghĩ giám khảo sẽ thích trong khi bạn lại có rất ít thông tin về nó sẽ mang lại cho bạn một số bất lợi trong việc sử dụng trường từ vựng tốt, phát triển ý tưởng cho bài nói cũng như độ trôi chảy mạch lạc khi trình bày với giảm khảo. 

Làm sao để tự đánh giá phần thi IELTS Speaking của mình tại nhà?

Để tự đánh giá phần thi IELTS Speaking của mình tại nhà, bạn hãy bám sát vào tiêu chí chấm điểm và tự hỏi một số câu hỏi sau đây: 

  • Về ngữ pháp: Bạn đã dùng đa dạng các điểm ngữ pháp hay chưa? Thì hiện tại hoàn thành, quá khứ hoàn thành, thì tương lai (will, be going to), v.v? Các cấu trúc ngữ pháp khác như câu điều kiện loại hai, loại ba, v.v?
  • Về từ vựng: Bạn có sử dụng các từ, cụm từ liên quan đến chủ đề hay không? 
  • Về độ trôi chảy, mạch lạc: Bạn có diễn giải được cho ý tưởng mình đưa ra hay duy trì được mạch nói của mình cho đến khi giám khảo ngắt lời không? Đối với Part 2, bạn có bổ sung thêm thông tin nằm ngoài gợi ý trong cue card hay chưa, dự đoán trong tương lai, hồi tưởng lại quá khứ, miêu tả chi tiết hay so sánh, v.v?
  • Bạn đã chuẩn bị tốt trước khi vào phòng thi? Bạn có lên sẵn các chiến lược trả lời câu hỏi không?  

 

Làm cách nào để hạn chế bị khựng lại do bí ý khi trả lời các câu hỏi trong IELTS Speaking?

  1. Bạn không bắt buộc phải nói về một đối tượng dù có thể giám khảo chỉ hỏi bạn về một đối tượng duy nhất. Nếu bạn không biết nhiều về một chủ đề nào đó, bạn có thể nói sơ lược về chủ đề đó và sau đó bẻ sang những điều khác miễn là nó có liên quan đến chủ đề lớn đang được hỏi. Chẳng hạn như, giám khảo hỏi bạn về kayaking (bộ môn chèo thuyền kayak), bạn có thể nhắc đến diving (lặn biển) hay các hoạt động ở biển khác. Bạn hoàn toàn có thể áp dụng điều này đối với IELTS Speaking Part 2. 
  2. Kỹ năng kể chuyện – bạn có thể miêu tả chi tiết, sống động về trải nghiệm của bản thân hay của một ai đó, chẳng hạn như khi miêu tả về cảnh biển: crystal blue water, mountains that sprout up out of the water, etc.
  3. Nếu bài nói của bạn về một môn thể thao, bạn hãy nhắc thêm đến các dụng cụ cần thiết để chơi môn thể thao đó. Nếu bạn không biết tên gọi chính xác của món đồ đó là gì bạn có thể dùng cách paraphrase, ví dụ bạn không nhớ chính xác từ “wetsuit” bạn có thể paraphrase lại như sau “specialist water proof clothing for water pursuits”.
  4. Để mở rộng ý tưởng cho bài nói, bạn có thể vừa nói về điều mình thích và cả điều mình không thích hay điều bạn sẽ làm hoặc sẽ không làm đối với một xu hướng nào đó. 
  5. Bên cạnh đó, khi được hỏi về tương lai như “something you would do”, hãy đảm bảo rằng bạn dùng ít nhất một câu điều kiện trong bài nói của mình: If I had the chance, I would ….
  6. Bạn cũng nên dùng ít nhất một lần thì hiện tại hoàn thành, chẳng hạn I have never tried …, etc.

 

Các bạn lưu lại bài viết để tham khảo và học thật tốt IELTS Speaking nhé! 

Hãy ghé IPPEdu ngay để có cơ hội được học trực tiếp với các giáo viên IELTS 8.0+ giúp nâng cao kỹ năng speaking của mình nha! Để biết được trình độ của mình đang ở level nào thì bạn có thể tham gia Test miễn phí tại IPPEdu nhé!

Theo dõi ngay fanpage IPP IELTS – A Holistic Approach to IELTS để nhận được thêm những nội dung hấp dẫn bạn nhé!

 


Kiểm tra đầu vào
MIỄN PHÍ