Vượt ngưỡng 6.5 lên 8.0 IELTS Reading – cùng IPPEdu lắng nghe bí kíp từ thầy Nguyễn Duy Khôi
Có thể trong mắt các bạn, IELTS Reading là một phần thi “dễ như ăn cháo” nhưng thực ra nó khó hơn so với trong tưởng tượng của các bạn đấy. Vì IELTS Reading không chỉ đơn giản là mỗi đọc thôi đâu, đây còn là một bài đánh giá khả năng đọc và hiểu nội dung của bài đang muốn đề cập đến.
Còn một điều mà nhiều giám khảo không muốn bạn biết, đó là luôn có những cái bẫy được sắp đặt trong các bài thi IELTS Reading, nhằm mục đích để bạn không thể nào lường trước được và “sập bẫy”.
Cho nên, hãy theo chân mình cùng khám phá bài viết dưới đây được chia sẻ từ thầy Nguyễn Duy Khôi nhá. Cùng xem thầy có bí kíp “võ công” nào hay hay để chúng mình “xử” các bài thi IELTS Reading “tới công chuyện” luôn!!
Bí kíp “thần sầu”
🌞 Với thời đại 4.0 hiện nay, chỉ cần một cú click chuột, trình duyệt đã hiển thị hằng hà vô số các bài luyện kỹ năng IELTS Reading cho bạn lựa chọn. Nhưng liệu bạn có dám chắc những thông tin đó hoàn toàn đúng sự thật hay không?
🤯Chỉ cần HỌC HẾT những gì có trong cả 3 phần bài đọc thì chuyện đạt 9.0 IETLS Reading quá là ez? Vậy bạn chưa tính đến từ điển Oxford đâu đó trên dưới 5.000 từ, với “1001 sắc thái” khác nhau thì liệu bạn có thể nhớ toàn bộ chúng? Dù bạn có mượn “bánh mì trí nhớ” của Doraemon thì cũng không tài nào “nhai” hết số bánh mì đó.
🌞Với mình, việc học cần xuất phát từ “văn ôn, võ luyện” – tác nhân chính dẫn đến thực trạng tràn lan các bí kíp “dỏm” cũng từ chính người học mà ra. Các bạn chỉ muốn “ngồi không ăn bát vàng” mà chưa bỏ ra bất kỳ nỗ lực nào để xứng đáng có được, thì mọi thứ dễ thành “dã tràng công cốc” mà thôi.
💖Nhận ra nguyên căn vấn đề là tốt, nhưng sẽ thật tốt hơn khi chúng ta tìm ra giải pháp đúng và hiệu quả, đúng chứ? So, that’s where IPPEdu and I swoop in to save the day.
Phương pháp cải thiện kỹ năng IELTS Reading
1. Từ vựng
Hiển nhiên rồi, Từ Vựng là một trong các yếu tố hàng đầu khi bạn bắt đầu đọc một bài IETLS Reading. Đi thi Reading mà khi nhìn vào một đoạn hay một bài, lại hoa cả mắt vì không hiểu chữ nào, đúng thật là khắc nghiệt. Để trở nên “biết tuốt” các từ mới, các bạn nên:
👍Tích lũy vốn từ theo cách riêng của mình: từ mới không chỉ giới hạn ở mỗi đề thi IELTS mẫu từ Cambridge, mà có ở mọi nơi, khắp mọi lĩnh vực, chủ đề khác nhau. Để chiếm trọn điểm yếu tố này, các bạn có thể tham khảo các nguồn đọc như Atlas Obscura, Tuoi Tre News, Saigoneer,…
👍Chọn đúng từ điển: Từ điển song ngữ (Anh – Việt, Việt – Anh) giống như một “tô mì ăn liền” – bạn có thể nắm trọn nghĩa của một từ/cụm từ ngay lúc đó, nhưng có dám chắc là bạn sẽ nhớ trong một thời gian dài để vận dụng nó không? Hỏi tức là bạn đã tự có câu trả lời cho riêng mình rồi. Thay vì chỉ ăn mãi “tô mì ăn liền” hãng Laban.dict, TFlat, hay quen thuộc hơn là Google Translate thì từ bây giờ, hãy thử sang những tô mì được kỳ công chế biến như này xem: Oxford Learner’s Dictionaries, Longman, Collins Dictionary,… bạn sẽ nghiện hơn nghiện người yêu đấy!
👍Đổi mới cách học: thay vì cả ngày chỉ chép mỗi định nghĩa tiếng Anh hay tiếng Việt, tại sao không “thank you, next!” rồi thay vào đó là những ví dụ cụ thể? Này nhé, nếu một từ nào đó quen thuộc với bạn, thì bạn chỉ cần viết ra câu ví dụ có ngay từ đó vào thôi. Nếu là từ khó, thì chỉ cần viết 2 đến 3 câu. Mình đảm bảo với bạn luôn, bạn sẽ vừa nhớ và hiểu được nghĩa của từ đó trong nhiều ngữ cảnh khác nhau, vừa sành sỏi các công thức đặt câu ra sao. Một công đôi ba việc, quá chi là hợp lý!
2. Ngữ pháp
🫣Đây được xem là “con rơi” của nhiều bạn vì nghĩ rằng đây không phải mấu chốt để đánh giá kỹ năng IELTS Reading. Lầm to rồi bạn ơi, để mình ví dụ nhé!
He is anything but handsome. (Bạn hiểu câu này như thế nào? Ấy vậy là một người nam nào đó đẹp trai hay không?) Vì IELTS thường trích từ các bài đọc/đề thi từ những nguồn tài liệu có thật từ sách, báo, tạp chí,… nên việc các cấu trúc ngữ pháp “đánh lừa người đọc” xen lẫn vào là chuyện hết sức bình thường. Tuyệt đối bạn không nên buông lơi ngữ pháp nếu muốn đạt điểm cao.
3. Cách đọc
🤔Sự thật, cách đọc thì có rất nhiều nhưng đối với mình, vẫn nên đọc câu hỏi trước khi làm bài. Việc này nó đã giúp mình nhận diện được, liệu đề này có bắt mình đi tìm ý chính (skimming), hay vô số chi tiết trong bài (scanning). Từ đây, chỉ cần bắt tay vào xử lý hợp với yêu cầu để có lựa chọn chuẩn xác và tiết kiệm được thời gian.
4. Kiến thức nền
🧐Al-Jawi (2010) đánh giá cao việc thí sinh trước khi thi có kiến thức nền tốt về nội dung sẽ đọc (“schemata”). Mặc dù đây không nằm trong nội dung bài thi IELTS Reading, nhưng nếu nắm nhiều thông tin về chuyên ngành hay chủ đề bài IETLS Reading, ắt hẳn bài thi của các bạn sẽ thuận lợi hơn nhiều. Cách duy nhất để cải thiện điều này, hãy chăm đọc nhiều hơn ở các nguồn bài đọc được cung cấp ở phần 1. Từ vựng.
🔎Để bước đến đỉnh của chóp 8.0, thì mình không nghĩ có bất kì trung tâm nào dám đảm bảo cho bạn sẽ 100% đạt được. Bởi vì, band 8.0 dựa theo khung tham chiếu đánh giá năng lực ngoại ngữ Châu Âu CEFR, gần như là một người bản địa rồi.
🔎Cách duy nhất là bạn sẽ phải tự lập ra cách tiếp cận ngôn ngữ và cách học riêng, vì không có bất kì kỹ thuật có sẵn nào có thể cam kết khi bản thân bạn không có tí năng lực nào.
🌟References
Nguyen, K. D., & Nguyen, N. H. Y. (2020). Using graded extensive resources for teaching and learning receptive English skills in language centers. Presented at the 2020 Postgraduate Research Conference, University of Social Sciences and Humanities – Vietnam National University Ho Chi Minh City, Ho Chi Minh City, Vietnam.
Để biết được trình độ của mình đang ở level nào thì bạn có thể tham gia Test miễn phí tại IPPEdu nhé!
Theo dõi fanpage: IPP IELTS – A Holistic Approach to IELTS