1001 Điều Cần Biết Về Cấu Trúc ‘No Matter’: Khái niệm, Công Thức và Cách Sử Dụng

Cấu trúc “No matter” là một khía cạnh quan trọng trong ngữ pháp tiếng Anh, và nó được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hàng ngày. Trong bài viết này, IPPEdu sẽ cùng bạn tìm hiểu về cấu trúc “No matter”, công thức và cách sử dụng chúng. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về ngữ cảnh và áp dụng một cách chính xác trong tiếng Anh.

1001 Điều Cần Biết Về Cấu Trúc No Matter

Cấu Trúc Cơ Bản

No matter + what/who/where/which/when/how + S + V, S + V

Cấu trúc này gồm có hai thành phần:
“No matter” + Mệnh đề phụ (để chỉ định điều kiện hoặc tình huống cụ thể).
Mệnh đề chính (nêu kết quả muốn truyền đạt của mệnh đề phụ).

Cấu trúc “No matter” được sử dụng để biểu đạt ý nghĩa “dù bất cứ điều gì xảy ra” hoặc “không quan trọng điều gì xảy ra”.

Như vậy, ta có thể thấy, cấu trúc này không chỉ giới hạn ở một công thức duy nhất. Dựa vào từ nối (what, who, where, which, when, how), chúng ta có thể tạo ra nhiều biến thể để truyền đạt đa dạng các loại điều kiện. Dưới đây, IPP sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng đối với mỗi trường hợp cụ thể.

Các trường hợp sử dụng

1. No Matter What: “Dù có chuyện gì đi nữa”

Được sử dụng khi bạn muốn nói rằng dù điều gì xảy ra, kết quả vẫn không thay đổi.

Ví dụ:

No matter what happens, I will always support you.
Dù có điều gì xảy ra, mình vẫn luôn ủng hộ bạn.
Ngụ ý rằng người nói sẽ luôn ủng hộ đối phương trong bất cứ hoàn cảnh nào.

2. No Matter Who: “Dù ai làm gì đi nữa”

Được sử dụng để nói rằng dù ai có làm gì, tình huống vẫn sẽ không bị thay đổi.

Ví dụ:

No matter who comes to look for me, tell them I’ll be back in an hour.
Dù là ai đến tìm tôi đi chăng nữa, hãy bảo họ rằng tôi sẽ trở lại sau một giờ.
Ngụ ý rằng dù có bất cứ ai đến tìm, tác giả vẫn sẽ không quay lại.

3. No Matter Where: “Dù ở đâu đi nữa”

Được sử dụng để nói rằng dù một việc xảy ra ở bất cứ nơi nào, kết quả của việc đó vẫn như nhau.

Ví dụ:

No matter where you go, you’ll find friends.
Dù sau này cậu đi đâu, cậu sẽ luôn tìm được bạn mới.
Ngụ ý rằng cậu sẽ luôn có cơ hội kết bạn ở bất cứ đâu.

4. No Matter Which: “Dù chọn thế nào đi nữa”

Được sử dụng để nói rằng dù chọn lựa chọn nào, kết quả vẫn sẽ giống nhau.

Ví dụ:

No matter which dress you choose, you’ll look beautiful.
Dù bạn chọn bộ váy nào đi chăng nữa, bạn vẫn trông rất xinh.
Ngụ ý rằng bạn không cần phải suy nghĩ quá nhiều về việc chọn quần áo, kết quả là bạn chọn mặc áo nào trông cũng đẹp.

5. No Matter When: “Dù khi nào đi nữa”

Được sử dụng để nói rằng một việc dù có xảy ra vào thời điểm nào, việc đó vẫn có cùng một kết quả.

Ví dụ:

No matter when you visit, our doors are always open.
Dù bạn ghé thăm khi nào đi nữa, cánh cửa chúng tôi luôn rộng mở.
Ngụ ý rằng bạn luôn được chào đón vào mọi thời điểm.

6. No Matter How: “Dù bằng cách nào đi nữa”

Được sử dụng để nói rằng một việc có thể làm theo nhiều cách nhưng nó chỉ có một kết quả.

Ví dụ:

No matter how hard you work, success will come.
Dù bạn cố gắng đến thế nào đi nữa, thành công vẫn sẽ đến.
Ngụ ý rằng bạn sẽ nhận được thành quả dành cho sự cống hiến của bạn.

Lưu ý

  • Chấp Nhận: Cấu trúc này thể hiện tính linh hoạt và sự chấp nhận. Khi bạn sử dụng “No matter”, bạn đang diễn đạt sự sẵn sàng đối diện với bất kỳ tình huống nào, không quan trọng khó khăn hay thách thức.
  • Dấu Phẩy: Khi sử dụng cấu trúc “No matter” sau một mệnh đề chính, bạn hãy luôn nhớ sử dụng dấu phẩy để phân tách 2 mệnh đề. Ví dụ: “No matter what happens, I’ll be there.”
  • Thời Gian: Cấu trúc “No matter” có thể áp dụng cho tất cả các thời điểm: hiện tại, quá khứ và tương lai. Bạn hãy đảm bảo rằng thời gian của mệnh đề phụ phù hợp với bối cảnh của câu.
  • Liên Kết: Cấu trúc “No matter” thường được sử dụng để kết nối hai ý hoặc hai phần trong câu, giúp tạo sự mạch lạc và thuyết phục trong giao tiếp.
  • “It doesn’t matter…”: Cụm từ “No matter” đồng nghĩa với cụm từ “It doesn’t matter…”, nên bạn có thể thay thế 2 cụm từ này cho nhau trong trường hợp muốn tránh lặp từ. Công thức và chức năng của 2 cấu trúc là như nhau, tuy nhiên, bạn hãy nhớ ngắt 2 mệnh đề bằng dấu chấm câu, thay vì dấu phẩy. Ví dụ: “It doesn’t matter what happens. I’ll be there.”

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu trúc “No Matter”. Hãy tiếp tục luyện tập và áp dụng vào bài thi IELTS cũng như trong giao tiếp hàng ngày nha! Chúc bạn thành công!

Hãy ghé IPPEdu ngay để có cơ hội được học trực tiếp với các giáo viên IELTS 8.0+ và biết thêm nhiều kiến thức ngữ pháp tiếng Anh bổ ích nha!

Theo dõi ngay fanpage IPP IELTS – A Holistic Approach to IELTS để nhận được thêm những nội dung hấp dẫn bạn nhé!


Kiểm tra đầu vào
MIỄN PHÍ