Vượt ngưỡng 6.5 lên 8.0 IELTS Reading – Bí kíp từ thầy Khôi

👉Xin chào tất cả các bạn thân mến. Lại là mình đây, Nguyễn Duy Khôi – người chơi hệ “cạ cứng” với #IPP! Mùa COVID-19 này, các bạn vẫn thực hiện quy tắc 5K cùng bộ ba Chỉ thị tròn vẹn chứ? Về phần mình, thì một phần do trải nghiệm bản thân, phần nữa cũng là vì mình cảm thấy còn nhiều bạn hẵng tồn đọng lắm vướng bận trên con đường chinh phục IELTS, nên hôm nay, mình xin mạn phép tản mạn đôi điều về kỹ năng Đọc – một trong bốn kỹ năng hùn vốn vào con số VNĐ4.750.000 mà đa số các bạn không khi nào ngớt ám ảnh chứ hả?
♥️ Thật ra thì, các hướng dẫn cũng như “mẹo” xử lý bài thi Đọc không phải là hiếm – nhất là trong thời buổi số hóa hiện nay, khi chỉ cần một cú nhấp chuột, mặc nhiên trình duyệt sẽ “đập” vào mắt các bạn hằng hà sa số các chiêu trò, đúng không? Ngặt nỗi, sự thuận tiện này, nó lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ: liệu các bạn có chắc những thông tin được chia sẻ là hoàn toàn đúng sự thật, và đã được kiểm chứng? Liệu có bất kỳ một bài báo khoa học hay nghiên cứu chuyên sâu nào về các sự vụ được đăng nhan nhản, hay chưa? Thông tin sai lệch thì luôn nhiễu nhương, nhưng với cá nhân mình, thật ra câu chuyện về kỹ năng Đọc cũng chẳng có gì to tát; phép màu đương nhiên cũng không có chỗ tung hoành ở đây. Vậy, nếu bạn không vội, thì hãy cùng mình, tác giả một bài nghiên cứu khoa học về kỹ năng Nghe – Đọc IELTS (Nguyen & Nguyen, 2020), khám phá một số phần đặc sắc về kỹ năng này, chứ nhỉ?
♥️ Đầu tiên, ta hãy điểm qua một vài “mẹo” hay ho được lan truyền khắp chốn trước nhỉ? Có người nói là, để đạt 9.0 Reading, thí sinh “đơn giản” chỉ cần HỌC HẾT tất cả các từ/ cụm từ/ điển tích điển cố xuất hiện trong cả ba phần bài đọc. Nghe thì rất ez pz lemon squeezy, nhưng “em có chắc chưa”? Từ điển Oxford có không dưới 5.000 từ vựng, với đủ “50 sắc thái” của sự than khóc và thương thân trách phận (vì đâu nên nỗi phải học IELTS), thì việc cày hết nhiêu đó từ – chưa kể cụm từ – là điều bất khả thi. Cho là nó có thể đạt được đi, thì chúng ta cũng không thể nắm chắc 9.0 trên tay, chứ đừng nói là trên giấy (pun intended). Sở dĩ có chuyện như vậy, là do kỹ năng Đọc được cấu thành từ nhiều dạng bài và câu hỏi, bao gồm True/ False/ Not Given cũng như trắc nghiệm Multiple Choice Questions. Đối với một số dạng bài đặc thù, đòi hỏi thí sinh rút ra suy luận từ các dẫn chứng có sẵn (inference) nêu trên, thì dù có nắm hết 100% từ vựng trong bài, thí sinh vẫn có thể “trật một nhịp thở – ngàn đời ất ơ” (aka sai). Bên cạnh đó, lại cũng có các luồng ý kiến, cho rằng nên đọc bài hoặc đọc câu hỏi trước; hoặc nên để một số dạng bài “khó nhằn” làm sau trót, chứ không nên thực hiện theo thứ tự xuất hiện, v.v. Dù gì đi chăng nữa, thì tất cả đều khiến cho người đọc – các bạn thí sinh tương lai – rối mù, không biết đâu là đúng, đâu là sai; nên theo ai, đến tận cùng…!
♥️ Đối với mình, việc học, cần xuất phát từ “văn ôn, võ luyện” – một tác nhân lớn dẫn đến hiện trạng đầy rẫy các “mẹo” như hiện tại, bắt nguồn từ chính người học. Các bạn đã quá “dục tốc bất đạt”; bản thân muốn có kết quả nhanh chóng, nhưng lại chưa bỏ ra nỗ lực xứng đáng để nắm bắt lấy nó, nên rất dễ sa vào sự “ăn xổi ở thì” và hóa thành “dã tràng công cốc”. Phát hiện ra căn nguyên vấn đề là điều tốt, nhưng sẽ tốt hơn nữa, nếu như chúng ta có giải pháp, đúng không? That’s where #IPP and I swoop in to save the day.
Tựu chung, để cải thiện kỹ năng Đọc, ta cần điểm qua một vài yếu tố sau đây:
1. Từ vựng: đây là câu chuyện hiển nhiên. Ai cũng biết, đi thi Đọc mà nhìn vào một bài, hay thậm chí một đoạn, lại mờ hết cả mắt vì không hiểu chữ nào, thì quả thật là khắc nghiệt. Để tích thêm vốn từ, các bạn nên:
• Mở rộng nguồn tài liệu cá nhân: từ vựng không chỉ tồn tại trong các đề thi IELTS mẫu từ Cambridge, mà có ở khắp mọi nơi, trải dài nhiều lĩnh vực. Để kiện toàn điểm ngôn ngữ này, các bạn có thể tham khảo các bài đọc từ những trang sau: OZY.com, Atlas Obscura, Saigoneer, Tuoi Tre News, v.v.
• Dùng đúng loại từ điển: từ điển song ngữ có thể được ví như một tô mì ăn liền vậy: bạn có thể nắm được ý nghĩa một từ/ cụm từ nào đó liền, ngay, và lập tức, nhưng liệu điều đó có đồng nghĩa với việc bạn sẽ nhớ để rồi vận dụng từ đó, hay không? Hỏi tức là đã tự trả lời. Thay vào TFlat, Laban.dic, Soha, hay Google Translate, có thể bạn sẽ thích WordHippo, Oxford Learner’s Dictionaries, Merriam-Webster, Collins Dictionary, Longman, v.v.
• Thay đổi phương pháp học từ vựng: thay vì chép định nghĩa bằng tiếng Việt hay tiếng Anh, tại sao bạn lại không bỏ luôn bước này, rồi thay nó bằng các ví dụ nhỉ? Này nhé, nếu một từ nào đó quen thuộc với bạn, thì bạn chỉ cần viết một câu ví dụ có vận dụng từ đấy ra thôi. Nếu nó khó hoặc hiếm, thì mình viết hai, ba, thậm chí là bốn câu. Mấu chốt ở đây là, mỗi lần giở vở ra ôn tập, bạn buộc phải nắm lại từ/ cụm từ đã biên xuống từ các ví dụ của mình. Bên cạnh đó, phương pháp này hoàn toàn có thể giúp bạn nắm được cách vận dụng từ đó sao cho hay trong câu, cũng như tạo cơ hội cho bạn cọ xát trình độ ngữ pháp của mình.
2. Ngữ pháp: đôi khi dễ bị bỏ lơi vì nhiều bạn nghĩ rằng đây không phải là mấu chốt kiểm tra, đánh giá của kỹ năng Đọc. Thế, bạn hiểu câu này như thế nào? “He is anything but handsome”: ấy vậy là một người nam nào đó đẹp trai hay không? Vì IELTS trích lược ba bài đọc/đề thi từ những nguồn tài liệu có thật từ sách báo, tạp chí, v.v., nên việc khi thoảng có các cấu trúc ngữ pháp nâng cao xen lẫn là chuyện hết sức bình thường. Để đạt điểm cao phần này, tuyệt đối người học không nên bỏ qua việc tìm hiểu ngữ pháp.
3. Phương pháp tiếp cận/ cách đọc: thật sự, có vô vàn phương pháp đọc. Đối với cá nhân mình, các bạn thí sinh vẫn cứ nên đọc câu hỏi, trước khi vô bài. Việc này giúp các bạn nhận diện được, liệu bài tập bắt mình đi tìm ý chính của bài/ mỗi đoạn (skimming), hay chi tiết nằm chi chít bên trong bài (scanning). Từ đấy, bạn bắt tay vào xử lý hợp yêu cầu để vừa tiết kiệm thời gian, vừa đưa ra lựa chọn chuẩn xác hơn.
4. Kiến thức nền: Al-Jawi (2010) đánh giá cao việc thí sinh trước khi ứng thí có kiến thức nền trước về nội dung sẽ đọc (“schemata”). Mặc dù điều này KHÔNG nằm trong nội dung kiểm tra đánh giá của bài thi kỹ năng Đọc IELTS, nhưng hãy hình dung là, nếu như các bạn nắm nhiều thông tin về chuyên ngành hoặc chủ đề của bài đọc, thì ắt hẳn trải nghiệm của mình ắt hẳn sẽ diễn ra suôn sẻ hơn nhiều phần. Để cải thiện khoản này, các bạn không còn cách nào khác, ngoài việc chăm đọc tài liệu tiếng Anh nhiều hơn. Nguồn ở đâu? Xin mời quay lại ngó qua phần 1/ Từ vựng.
♥️ Về vấn đề học sao để lên 8,0, thì rất tiếc, mình không nghĩ có bất cứ trung tâm nào dám cam kết cho bạn quả band đỉnh của chóp như vậy. Bởi lẽ, từ 7,5 trở lên theo thang điểm IELTS, đã rơi vào bậc C1+ theo khung tham chiếu đánh giá năng lực ngoại ngữ Châu Âu CEFR, tức là đã tiệm cận người bản địa. Để bước đến bậc thang này, mỗi người sẽ phải tự hình thành nên cách học và tiếp cận ngôn ngữ riêng, vì không thể có bất cứ mô típ hay kỹ thuật nào có thể đảm bảo bao band, khi chính bản thân mình không có năng lực thật sự. Đơn giản vậy thôi.
Bạn rút ra được điều gì và có suy nghĩ như thế nào sau khi đọc qua bài chia sẻ dài trời ơi đất hỡi này? Bạn vừa áp dụng thủ thuật scanning, hay skimming đấy? Bình luận phát cho nóng!
⭐References
Nguyen, K. D., & Nguyen, N. H. Y. (2020). Using graded extensive resources for teaching and learning receptive English skills in language centers. Presented at the 2020 Postgraduate Research Conference, University of Social Sciences and Humanities – Vietnam National University Ho Chi Minh City, Ho Chi Minh City, Vietnam.
———————
📌Tìm hiểu về các khoá học IELTS tại IPP: https://bit.ly/2Zkcqqa
📌Đăng ký kiểm tra đầu vào tại: https://bit.ly/2DdhZ0b
📌Bảng vàng thành tích học viên đạt điểm 7.0-8.5: https://bit.ly/2PgkBPV
———————
📞Hotline:
0896641068
078 5830799
📍IPP HCM:
– Cơ sở 1: 195/53 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P. 17, Q. Bình Thạnh.
– Cơ sở 2: 232/31 Cộng Hòa, P.12, Q. Tân Bình.
Gọi điện 0896641068
Hotline
Tư vấn qua Zalo
Tư vấn qua Zalo
Đặt lịch tư vấn
Đặt lịch tư vấn
Test Online
Test Online